Từ
những năm 2009, Trường Trung cấp Nông lâm nghiệp Bình Dương đã đào tạo lớp Trung
cấp chuyên ngành Kinh tế Nông Lâm cho 25 học sinh là con em trên địa bàn huyện
Tuy Đức (Lớp 26-KTNL).
Tiếp
nối là chiến dịch Mùa hè xanh năm 2010 của Đoàn Trường Trung cấp Nông Lâm nghiệp
đưa quân tình nguyện với 30 học sinh lên giúp đỡ đồng bào vùng sâu vùng xa. Sau
đó Đoàn trường kết hợp huyện Đoàn Tuy Đức tuyển sinh đã đào tạo và cấp bằng tốt
nghiệp Trung cấp chuyên ngành Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho 42 học viên ngay
tại xã Đăk Buk So. Đến nay số học viên đã tốt nghiệp hầu hết là công
chức, viên chức tại các xã của huyện Tuy Đức.
Sáng
ngày 31/5/2023, tại phòng họp Ban Thường vụ Huyện ủy Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông dưới
sự chủ trì của ông Y Thái – Phó bí thư thường trực Huyện ủy tiếp đón và làm làm
việc với Lãnh đạo Trường Trung cấp Nông lâm nghiệp, dẫn đầu đoàn làm việc là thầy Phan Thanh Hà – Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường. Về phía lãnh đạo huyện
Tuy Đức ngoài ông Y Thái còn có sự có mặt của bà Phạm Thị Phượng - Ủy viên
Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện cùng các đồng chí lãnh đạo các
phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng
Dân tộc, Trung tâm GDNN-GDTX huyện, Hội Nông dân huyện, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
huyện Tuy Đức.
Tại
buổi làm việc, sau khi nghe giới thiệu về lịch sử, ngành nghề đào tạo, hệ đào tạo,
hình thức đào tạo từ Trường Trung cấp Nông Lâm nghiệp, ông Y Thái đã cử đại diện
của các phòng/ban huyện phát biểu và nói rõ về nhu cầu đào tạo tại địa phương.
Hầu hết các phát biểu đều nói vấn đề khó khăn về kinh tế, giải quyết việc làm
sau khi tốt nghiệp,... vì địa bàn huyện Tuy Đức là vùng kinh tế thuần nông nên
tập trung vào 2 lĩnh vực là trồng trọt và chăn nuôi. Ngay tại buổi làm việc bà Phạm
Thị Phượng - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện phát
biểu: “Số học viên sau khi được đào tạo từ Trường Trung cấp Nông Lâm nghiệp
Bình Dương nay có hơn 2/3 trong số đó đang làm công chức, viên chức tại xã, huyện,
đã có nhiều em hiện đang giữ những chức vụ quan trọng tại địa phương và được
đánh giá tốt về năng lực công tác và phẩm chất chính trị, đạo đức. Số còn lại
các em hiện nay đang làm tại nông trường cao su hoặc kinh doanh buôn bán, xây dựng
mô hình trang trại,...”
Đại
diện Ban lãnh đạo nhà trường thầy Phan Thanh Hà nhấn mạnh: “Trường Trung cấp
Nông lâm nghiệp với bề dày lịch sử 44 năm đã đào tạo rất nhiều học viên/học
sinh thành đạt và trong thời gian tới nhà trường sẽ cam kết đào tạo lực lượng
lao động vừa hồng vừa chuyên đáp ứng nhu cầu cho xã hội”.
Kết
thúc buổi làm việc ông Y Thái phát biểu đề nghị các đại diện các phòng/ban và
các bộ phận có liên quan đến công tác đào tạo nhân lực cho địa phương cần làm
việc cụ thể, chi tiết với Trường Trung cấp Nông lâm nghiệp Bình Dương trong vấn
đề lựa chọn ngành nghề đào tạo, mức học phí, xem xét các chính sách hỗ trợ đến
việc đào tạo trong năm 2023 và những năm sắp tới theo đề án thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là đào tạo nghề lao động nông thôn tại địa
phương. Phát triển nhân lực sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội.
Hi
vọng sự kết nối dựa trên truyền thống đó sẽ kéo dài, phát huy tối đa hiệu quả
thực tế trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho vùng sâu vùng xa.
Thực hiện: Dương Đình Linh